Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án phân biệt cồn công nghiệp với cồn thực phẩm

Thông tư Bộ Công Thương đang dự thảo sẽ hướng dẫn biện pháp phân biệt cồn công nghiệp không dùng trong thực phẩm với cồn thực phẩm để phòng ngừa pha chế rượu từ cồn công nghiệp không dùng trong thực phẩm.

Bộ Công Thương đang để xuất phương án bổ sung chất chỉ thị màu vào cồn công nghiệp để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ cồn công nghiệp trước khi đưa lưu thông trên thị trường.

Dự thảo Thông tư này hướng dẫn biện pháp phân biệt cồn công nghiệp không dùng trong thực phẩm với cồn thực phẩm để phòng ngừa pha chế rượu từ cồn công nghiệp không dùng trong thực phẩm.

Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án phân biệt cồn công nghiệp với cồn thực phẩm.

Phương án 1 phân biệt cồn công nghiệp với cồn thực phẩm

Dự thảo nêu rõ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, san chiết, đóng gói cồn công nghiệp có trách nhiệm bổ sung chất chỉ thị màu vào cồn công nghiệp để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ cồn công nghiệp trước khi đưa lưu thông trên thị trường.

Chất chỉ thị màu được bổ sung vào cồn công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu: Không thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ; cồn công nghiệp sau khi bổ sung chất chỉ thị màu phải có màu sắc phân biệt được bằng mắt thường với cồn thực phẩm trong suốt quá trình lưu thông; không xảy ra phản ứng hóa học với cồn công nghiệp và các chất khác trong hỗn hợp chứa cồn công nghiệp; không gây phát sinh độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đối với trường hợp pha loãng cồn công nghiệp dẫn đến hàm lượng chất chỉ thị màu giảm, không phân biệt được với cồn thực phẩm, tổ chức cá nhân thực hiện pha loãng có trách nhiệm bổ sung chất chỉ thị màu để đáp ứng yêu cầu.

Thông tin về chất chỉ thị màu được bổ sung vào cồn công nghiệp phải được ghi rõ trên nhãn cồn công nghiệp và Phiếu An toàn hóa chất.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh cồn công nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.

Phương án 2 phân biệt cồn công nghiệp với cồn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, san chiết, đóng gói cồn công nghiệp có trách nhiệm áp dụng ít nhất một trong các biện pháp sau đây để phân biệt cồn công nghiệp với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ cồn công nghiệp trước khi đưa lưu thông trên thị trường:

- Bổ sung hình cảnh báo sản phẩm không được uống trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa cồn công nghiệp theo hướng dẫn tại Phụ lục của Thông tư này trước khi đưa lưu thông trên thị trường. Thông tin về mục đích sử dụng trong Phiếu an toàn hóa chất đối với cồn công nghiệp phải ghi rõ "không được uống".

- Bổ sung chất chỉ thị màu vào cồn công nghiệp.

- Bổ sung chất tạo mùi, vị vào cồn công nghiệp.

Chất chỉ thị màu được bổ sung vào cồn công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu: Không thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ; cồn công nghiệp sau khi bổ sung chất chỉ thị màu phải có màu sắc phân biệt được bằng mắt thường với cồn thực phẩm trong suốt quá trình lưu thông; không xảy ra phản ứng hóa học với cồn công nghiệp và các chất khác trong hỗn hợp chứa cồn công nghiệp; không gây phát sinh độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Chất tạo mùi, vị được bổ sung vào cồn công nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu sau: Không thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ; tạo mùi, vị khó chịu, khác với mùi, vị đặc trưng của cồn thực phẩm để tránh nguy cơ uống, nuốt nhầm; không xảy ra phản ứng hóa học với cồn công nghiệp và các chất khác trong hỗn hợp chứa cồn công nghiệp; không gây phát sinh độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đối với trường hợp pha loãng cồn công nghiệp dẫn đến hàm lượng chất chỉ thị màu hoặc chất tạo mùi, vị giảm, không phân biệt được với cồn thực phẩm, tổ chức cá nhân thực hiện pha loãng có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo quy định.

Thông tin về chất chỉ thị màu, chất tạo mùi, vị được bổ sung vào cồn công nghiệp phải được ghi rõ trên nhãn cồn công nghiệp và Phiếu An toàn hóa chất.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh cồn công nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.

Thông tư này không điều chỉnh đối với:

a) Cồn công nghiệp sản xuất để xuất khẩu theo Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, theo Hợp đồng sản xuất hàng để xuất khẩu;

b) Cồn công nghiệp do doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong Khu chế xuất nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

c) Cồn công nghiệp phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng;

d) Cồn công nghiệp phục vụ mục đích thí nghiệm, nghiên cứu khoa học;

đ) Cồn y tế;

e) Cồn thực phẩm, sản phẩm đồ uống có cồn.

 Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng cồn công nghiệp trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều khoản chuyển tiếp

Cồn công nghiệp được đưa vào lưu thông trên thị trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục được lưu thông trên thị trường cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Nguồn: Tạp chí Công Thương điện tử

Tin tức liên quan
Hội thảo An toàn vận chuyển khí công nghiệp
Đăng ngày: 20/09/2023

Hội thảo An toàn vận chuyển khí công nghiệp

Để triển khai các nội dung hợp tác tại biên bản ghi nhớ số 02-2023/AIGAVN-VINACHEMIA giữa Cục Hóa chất và Hiệp hội Khí công nghiệp Châu Á tại Việt Nam, ngày 15/9/2023, Hiệp hội tổ chức “Hội thảo An toàn vận chuyển khí công nghiệp” tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hội thảo "Phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về hóa chất, quy định về đầu tư xây dựng đối với các dự án trong lĩnh vực hóa chất và hướng dẫn các đơn vị báo cáo trên Hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia"
Đăng ngày: 18/09/2023

Hội thảo "Phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về hóa chất, quy định về đầu tư xây dựng đối với các dự án trong lĩnh vực hóa chất và hướng dẫn các đơn vị báo cáo trên Hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia"

Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo "Phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về hóa chất, quy định về đầu tư xây dựng đối với các dự án trong lĩnh vực hóa chất và hướng dẫn các đơn vị báo cáo trên Hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia"

Tăng cường quản lý kiểm soát an ninh trong hoạt động hóa chất tại Việt Nam
Đăng ngày: 18/09/2023

Tăng cường quản lý kiểm soát an ninh trong hoạt động hóa chất tại Việt Nam

Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế thực thi Công ước Cấm vũ khí hóa học, Cục Hóa chất phối hợp với Chương trình An ninh hóa chất Hoa Kỳ và Hội hóa học Việt Nam tổ chức “Hội thảo Tăng cường quản lý kiểm soát an ninh trong hoạt động hóa chất tại Việt Nam”

Triển lãm quốc tế Công nghiệp hóa chất lần thứ 18 tại Việt Nam - VINACHEM EXPO 2023
Đăng ngày: 06/09/2023

Triển lãm quốc tế Công nghiệp hóa chất lần thứ 18 tại Việt Nam - VINACHEM EXPO 2023

Thúc đẩy phát triển Công nghiệp hóa chất theo định hướng “Tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn”

Công ty Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc đã nộp hơn 12,5 tỷ đồng tiền phạt và thu lợi bất hợp pháp
Đăng ngày: 22/08/2023

Công ty Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc đã nộp hơn 12,5 tỷ đồng tiền phạt và thu lợi bất hợp pháp

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Giang, đến nay, Công ty cổ phần Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc, tổ dân phố Hòa Yên, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang đã nộp ngân sách nhà nước hơn 12,5 tỷ đồng tiền phạt vi phạm hành chính và thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Sắp diễn ra triển lãm kiến tạo cơ hội hợp tác ngành Sơn, Giấy, Cao su, Nhựa lần thứ 10
Đăng ngày: 07/04/2023

Sắp diễn ra triển lãm kiến tạo cơ hội hợp tác ngành Sơn, Giấy, Cao su, Nhựa lần thứ 10

Sáng ngày 06/4/2023, tại Hà Nội, Công ty Triển lãm Minh Vi (VEAS) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị giới thiệu về chuỗi Triển lãm thương mại quốc tế chuyên ngành sơn, giấy, cao su, nhựa kết hợp với tọa đàm “Kết nối giá trị hướng đến phát triển bền vững.”

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top