(Tiếp theo) Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tiếp nối chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, ngày 21-22/3/2024, Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo tại Thành phố Đà Nẵng.

                                                   
                                 Ông Phùng Mạnh Ngọc, Cục trưởng Cục Hóa chất phát biểu khai mại Hội thảo

Hội thảo được diễn ra trong 02 ngày với sự tham gia gần 100 khách mời đến từ bộ, ngành địa phương và cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất khu vực miền Trung.

               
               Hội thảo với sự tham gia gần 100 khách mời đến từ bộ, ngành địa phương và cộng đồng doanh nghiệp
                                                  hoạt động trong lĩnh vực hóa chất khu vực miền Trung

Một số vấn đề nổi bật được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận sâu và đưa ra các kiến nghị có giá trị, thể hiện sự nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu dự thảo Luật (sửa đổi).

1) Hiện nay, theo quy định của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 năm 2017, các quy hoạch ngành hóa chất, quy hoạch các sản phẩm hóa chất đã hết hiệu lực thi hành. Điều 8, Điều 9 của Luật Hóa chất đã được bãi bỏ theo quy định của Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch. Hoạt động đầu tư, phát triển ngành công nghiệp hóa chất được thực hiện theo các chiến lược phát triển, do đó cần bổ sung các quy định về trách nhiệm xây dựng và thực hiện chiến lược.
 
2) Việc tiếp cận tình huống sự cố ở cấp tỉnh, cấp quốc gia còn chưa nhận nhiều sự quan tâm dẫn tới công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất ở quy mô lớn còn chưa được triển khai một cách rộng rãi trên địa bàn toàn quốc.
 
3) Các quy định về bảo mật thông tin còn chung chung, chưa cụ thể nên khó khăn trong việc xây dựng quy trình hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính hoặc báo cáo định kỳ hàng năm.
 
4) Chất lượng hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện một cách hình thức, nội dung huấn luyện sơ sài và chưa đi vào thực chất công việc của người lao động, huấn luyện thực hành về an toàn, ứng phó sự cố hóa chất cho người lao động làm việc trực tiếp về hóa chất còn hạn chế, chất lượng đội ngũ giảng viên còn chưa đồng đều và đảm bảo chất lượng.

Có ý kiến cho rằng: chương trình huấn luyện an toàn hóa chất cần xây dựng theo hướng ngắn gọn nhưng phải đầy đủ, xúc tích; đối tượng thuộc nhóm 1 do Sở Công Thương địa phương trực tiếp huấn luyện định kỳ; xây dựng chương trình huấn luyện chung đối với đối tượng thuộc nhóm 2, nhóm 3; cần bổ sung nội dung về bao gói hóa chất vào nội dung huấn luyện an toàn hóa chất trong dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi).

 
                             
     Ông Lê Văn Khoa, Chuyên gia, Đại diện Trung Tâm An toàn lao động, 
Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
                                                                     phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Tại Hội thảo, bà Emma Swedberg Wikstad, chuyên gia Cục Hóa chất Thụy Điển đã chia sẻ một số kinh nghiệm về công tác quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm tại Châu Âu. Đây là vấn đề quan trọng, là xu hướng quản lý hoá chất của thế giới, do vậy cần xây dựng cơ chế quản lý, cung cấp thông tin về các loại hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, gây gánh nặng cho công tác xử lý chất thải có chứa hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng lâu dài đến môi trường.

                                 
                                     Bà Emma Swedberg Wikstad, chuyên gia Cục Hóa chất Thụy Điển chia sẻ
                                               một số kinh nghiệm về công tác quản lý hóa chất tại Hội thảo

Bên cạnh đó, Hội thảo đã trao đổi, thảo luận và giải đáp các vướng mắc khi thực hiện Luật Hóa chất hiện hành của các tổ chức, cá nhân. Lãnh đạo Cục Hóa chất đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của đại diện các tổ chức, cá nhân đã quan tâm tham gia và đóng góp ý kiến tại Hội thảo để xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Những ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ được cơ quan thường trực xây dựng Dự thảo tập trung nghiên cứu và đề ra các phương án quản lý hiệu quả nhất.
Tin tức liên quan
Luật Hoá chất (sửa đổi): Khẳng định vai trò ngành công nghiệp nền tảng
Đăng ngày: 14/06/2025

Luật Hoá chất (sửa đổi): Khẳng định vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành công nghiệp hóa chất được đánh giá là công nghiệp nền tảng, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 10-11%/ năm.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hóa chất (sửa đổi) với 92,47% tán thành
Đăng ngày: 14/06/2025

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hóa chất (sửa đổi) với 92,47% tán thành

Luật Hóa chất (sửa đổi) được 442 đại biểu tán thành, thể hiện quyết tâm đổi mới tư duy lập pháp, thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số toàn diện ngành hóa chất.

Thông báo xử lý lỗi trên Hệ thống cổng thông tin một cửa quốc gia
Đăng ngày: 12/06/2025

Thông báo xử lý lỗi trên Hệ thống cổng thông tin một cửa quốc gia

Cục Hóa chất thông báo về việc có lỗi xảy ra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia từ ngày 02 tháng 6 năm 2025.

Giải pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hoá chất trong sản xuất phân bón hóa học: Đảm bảo an toàn và phát triển bền vững
Đăng ngày: 29/05/2025

Giải pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hoá chất trong sản xuất phân bón hóa học: Đảm bảo an toàn và phát triển bền vững

Ngành sản xuất phân bón hóa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung phân bón cho sản xuất nông sản và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành, các doanh nghiệp sản xuất phân bón hóa học cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ môi trường, đặc biệt là các sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và khí công nghiệp. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về người, tài sản mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất
Đăng ngày: 01/04/2025

Mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất

Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045: VAI TRÒ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT
Đăng ngày: 19/03/2025

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045: VAI TRÒ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT

Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top