Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (Công ước Cấm vũ khí hóa học) được mở ký ngày 13 tháng 01 năm 1993 tại Paris và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 1997. Thời gian qua, thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học, Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của Công ước đã quyết tâm chung tay vì sự nghiệp của nhân loại góp phần vào việc kiểm soát chặt chẽ các hóa chất lưỡng dụng có khả năng sử dụng để sản xuất vũ khí hóa học.
Công ước Cấm vũ khí hóa học bao gồm 24 điều khoản và 3 phụ lục.
Bao gồm các quy định: Cấm các nước phát triển, sản xuất hoặc yêu cầu sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học; không được chuyển đổi trực tiếp hay gián tiếp vũ khí hóa học sang nước khác; không tham gia vào các chiến dịch quân sự có sử dụng chất độc hoá học; không tài trợ, khuyến khích hay xúi giục nước khác tham gia vào các hoạt động bị cấm theo Công ước Cấm vũ khí hóa học; các quốc gia thành viên được yêu cầu phá huỷ toàn bộ kho vũ khí hóa học và các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học trong thời hạn không quá 10 năm sau khi thông qua Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) được thành lập vào ngày 29 tháng 4 năm 1997. Trụ sở chính của OPCW đặt tại thành phố Den Haag, Hà Lan. Hiện nay, đã có 193 nước (chiếm tới 98% dân số toàn cầu) trở thành thành viên của OPCW, gồm tất cả ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tất cả các nước có ngành hóa học phát triển và các nước từ mọi châu lục trên thế giới (ngoại trừ 04 quốc gia: Ai Cập, Israel, Bắc Triều Tiên và Nam Sudan). Dưới vai trò giám sát của OPCW, tính đến tháng 6 năm 2022, thế giới đã tiêu hủy thành công 71.789 tấn vũ khí hóa học đã khai báo (đạt 97,29%), trong đó hai cường quốc là Nga và Mỹ dự kiến sẽ hoàn thành tiêu hủy kho vũ khí hóa học vào tháng 9 năm 2023. Với những nỗ lực và đóng góp đối với sự nghiệp hòa bình và an ninh quốc tế, OPCW đã vinh dự nhận Giải Nobel Hòa bình năm 2013.
Thời gian qua, thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học, Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của Công ước đã quyết tâm chung tay vì sự nghiệp của nhân loại góp phần vào việc kiểm soát chặt chẽ các hóa chất có khả năng sử dụng vũ khí hóa học.
Thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Chính phủ, Bộ Công Thương với nhiệm vụ là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam đã triển khai xây dựng, nội lực hóa Công ước Cấm vũ khí hóa học bằng các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở để quản lý hoạt động hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học là tổ chức do các quốc gia thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học thành lập nhằm thực hiện các mục đích và mục tiêu của Công ước thông qua việc bảo đảm tuân thủ các điều khoản của Công ước. Năm 1993, Việt Nam đã ký Công ước Cấm vũ khí hóa học và phê chuẩn Công ước vào tháng 8 năm 1998. Kể từ đó đến nay, Việt Nam luôn là thành viên tích cực và tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên.
Cơ quan quốc gia Việt Nam (VNA) thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học được thành lập theo Quyết định số 76/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Khoản 4 Điều 2 Quyết định số 76/2002/QĐTTg giao nhiệm vụ cho Cơ quan quốc gia Việt Nam “nghiên cứu, đề xuất việc soạn thảo các văn bản pháp luật nhằm quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện công ước, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định”.
Để nội luật hóa Công ước Cấm vũ khí hóa học, ngày 03 tháng 8 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2005/NĐ-CP về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Sau 9 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 100/2005/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định số 38/2014/NĐCP.
Sau khi Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được ban hành, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành, các đơn vị có liên quan quán triệt, triển khai việc chấp hành, tuân thủ Nghị định số 38/2014/NĐ-CP, tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng chịu sự tác động của nghị định nhằm bảo đảm sự phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nhìn chung, công tác chỉ đạo triển khai thi hành Nghị định số 38/2014/NĐ-CP đã được tiến hành một cách nghiêm túc, kịp thời và có khoa học, đảm bảo các điều kiện cần thiết để đưa các quy định vào đời sống xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Nguồn: Tạp chí Công Thương
Ngành công nghiệp hóa chất được đánh giá là công nghiệp nền tảng, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 10-11%/ năm.
Luật Hóa chất (sửa đổi) được 442 đại biểu tán thành, thể hiện quyết tâm đổi mới tư duy lập pháp, thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số toàn diện ngành hóa chất.
Cục Hóa chất thông báo về việc có lỗi xảy ra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia từ ngày 02 tháng 6 năm 2025.
Ngành sản xuất phân bón hóa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung phân bón cho sản xuất nông sản và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành, các doanh nghiệp sản xuất phân bón hóa học cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ môi trường, đặc biệt là các sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và khí công nghiệp. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về người, tài sản mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.