Công tác quản lý hóa chất cũng đứng trước rất nhiều khó khăn và cần các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý ngành công nghiệp đặc thù này.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, xu hướng phát triển bền vững đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp hóa chất của Việt Nam. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực quản lý hóa chất nhằm phòng ngừa các sự cố hóa chất, tránh rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là một trong những giải pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương đã nhìn nhận thực trạng này và ban hành hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ về quản lý hóa chất cũng như phòng chống nguy cơ, sự cố hóa chất. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để.
Để làm rõ hơn về những khó khăn trong thực tiễn của công tác quản lý hoá chất và giải pháp để làm tốt hơn trong thời gian tới, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và đối thoại với chủ đề: “Nâng cao năng lực quản lý hóa chất: Thực tiễn và giải pháp”.
Diễn giả tham gia Toạ đàm bao gồm:
Ông Phạm Huy Nam Sơn- Phó cục trưởng Cục Hoá chất (Bộ Công Thương)
Ông Đỗ Thanh Bái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Trách nhiệm tự nguyện của các doanh nghiệp hóa chất Việt Nam (VRCC) – Thành viên Hội Hóa học Việt Nam
Ông Ngô Quốc Khánh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thiết kế Công nghiệp Hoá chất
Chương trình được tổ chức lúc 9h30 tại Phòng trực tuyến của Báo Công Thương, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Nguồn: Báo Công Thương
Ngành công nghiệp hóa chất được đánh giá là công nghiệp nền tảng, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 10-11%/ năm.
Luật Hóa chất (sửa đổi) được 442 đại biểu tán thành, thể hiện quyết tâm đổi mới tư duy lập pháp, thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số toàn diện ngành hóa chất.
Cục Hóa chất thông báo về việc có lỗi xảy ra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia từ ngày 02 tháng 6 năm 2025.
Ngành sản xuất phân bón hóa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung phân bón cho sản xuất nông sản và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành, các doanh nghiệp sản xuất phân bón hóa học cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ môi trường, đặc biệt là các sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và khí công nghiệp. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về người, tài sản mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.