Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 726/QĐ-TTg (ngày 16-6-2022) phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. 

 

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp hóa chất từ 10-11%/năm

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 (Chiến lược) với quan điểm phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp hóa chất, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn

Chiến lược đã đề ra mục tiêu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp hóa chất đạt bình quân từ 10-11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 4-5% vào năm 2030.

Giai đoạn đến năm 2040, tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 7 đến 8%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành Công nghiệp duy trì khoảng 4-5%.

Trong đó, nhóm sản phẩm hóa dầu, hóa dược, cao su kỹ thuật, hóa chất cơ bản đạt 10-12%/năm giai đoạn 2021- 2030; giai đoạn 2031-2040 đạt trung bình 8-11%/năm. Nhóm sản phẩm phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, sản phẩm nguồn điện hóa học, sản phẩm chất tẩy rửa, khí công nghiệp, sản phẩm săm lốp và sơn - mực in đạt 3-5%/năm giai đoạn 2021- 2030 và giai đoạn 2031-2040 đạt trung bình 4-6%/năm.

Đến năm 2030, duy trì mức đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các loại phân bón ure, lân, NPK, sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, săm lốp, khí công nghiệp, sơn - mực in thông dụng, chất tẩy rửa, pin thông dụng và phát triển thị trường xuất khẩu. Đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước các sản phẩm phân bón sunfat amon. Nâng khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước bình quân của các sản phẩm hóa dầu lên 40%, hoạt chất bảo vệ thực vật lên 30%, hóa chất cơ bản lên 70%, cao su kỹ thuật lên 40%, ắc quy lên 75%.

Đến năm 2040, đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước các sản phẩm hóa chất cơ bản hữu cơ, sơn đặc chủng, pin - ắc quy công nghệ cao; nâng khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước bình quân của các sản phẩm hóa dầu lên 60%, hoạt chất bảo vệ thực vật lên 50%, hóa chất cơ bản lên 80%, cao su kỹ thuật lên 50%, ắc quy lên 80%; phấn đấu nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 9-11%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, giai đoạn 2030 - 2040 tăng trưởng bình quân 7,5 - 9%/năm.

Phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng công nghiệp nền tảng, hiện đại

Theo Chiến lược, công nghiệp hóa chất Việt Nam sẽ phát triển theo hướng là một ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại với cơ cấu ngành tương đối hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa dược, hóa dầu, hóa chất cơ bản (gồm cả tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp), các sản phẩm cao su, điện hóa, chất tẩy rửa, sơn - mực in, khí công nghiệp. Trong đó tập trung vào chiến lược phát triển một số phân ngành trọng điểm: hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược và phân bón.

Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có theo hướng tập trung, quy mô; duy trì và phát triển các nhà máy sản xuất có công nghệ tiên tiến; hạn chế tối đa việc hình thành mới và từng bước loại bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, chất lượng sản phẩm kém, gây ô nhiễm môi trường,...

Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành hóa chất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả.

Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối đối với các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực chủ chốt căn bản như hạ tầng của khu công nghiệp hóa chất, hạ tầng của khu kinh doanh hóa chất, những phân ngành hóa chất ưu tiên, vốn đầu tư lớn hoặc những phân ngành gắn với quốc phòng, an ninh; khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực hóa chất, tận dụng tối đa nội lực của đầu tư xã hội, phát triển các doanh nghiệp tư nhân trong nước thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển công nghiệp hóa chất.

Chuyển mạnh chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất từ số lượng sang chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm, khuyến khích các dự án FDI đầu tư vào các lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên, các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng tập trung, phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng địa phương, không dàn đều theo địa giới hành chính, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh. Hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn để thu hút các dự án sản xuất hóa chất, các dự án sử dụng hóa chất để sản xuất trong các lĩnh vực khác, trung tâm logistics về hóa chất tại các địa điểm có quỹ đất đủ lớn, xa khu vực dân cư, gần cảng nước sâu, thuận tiện kết nối giao thông, khuyến khích các công nghệ tuần hoàn, sản phẩm, chất thải không sử dụng của nhà máy này làm nguyên liệu cho các nhà máy khác…
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

Tin tức liên quan
Hội thảo Hóa học xanh Việt Nam – Hàn Quốc – đẩy mạnh phát triển bền vững cho ngành hóa chất
Đăng ngày: 23/02/2023

Hội thảo Hóa học xanh Việt Nam – Hàn Quốc – đẩy mạnh phát triển bền vững cho ngành hóa chất

Vừa qua, Hội Hóa học Việt Nam (CSV) và Hiệp hội Công nghiệp và kỹ thuật Hóa học Hàn Quốc (KSIEC) đã phối hợp tổ chức Hội thảo Hóa học xanh Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 10. Hội thảo cung cấp các thông tin về những tiến bộ cả về học thuật và công nghiệp trong hóa học xanh và tính bền vững với sự tham gia của gần 100 chuyên gia từ Việt Nam và Hàn Quốc.

Hải Phòng: Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất quy mô cấp thành phố năm 2022
Đăng ngày: 13/12/2022

Hải Phòng: Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất quy mô cấp thành phố năm 2022

Ngày 13/12, tại TP Hải Phòng đã diễn ra chương trình “Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp thành phố năm 2022”.

Phát triển hóa học xanh - xu hướng với công nghiệp hóa chất tại Việt Nam
Đăng ngày: 23/11/2022

Phát triển hóa học xanh - xu hướng với công nghiệp hóa chất tại Việt Nam

Theo Cục Hóa chất - Bộ Công Thương, Hóa học Xanh về bản chất là việc thiết kế các sản phẩm hoặc quy trình hóa học để nhằm loại bỏ hoặc là giảm thiểu việc sử dụng cũng như là phát sinh ra các chất độc hại.

Cục Hóa chất - Bộ Công Thương: Phổ biến Nghị định số 82/2022/NĐ-CP và Thông tư số 17/2022/TT-BCT
Đăng ngày: 23/11/2022

Cục Hóa chất - Bộ Công Thương: Phổ biến Nghị định số 82/2022/NĐ-CP và Thông tư số 17/2022/TT-BCT

Sáng ngày 10/11/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Hóa chất - Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình phổ biến Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính Phủ và Thông tư số 17/2022/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Áp dụng “Hóa học xanh”: Doanh nghiệp thực thi sớm, lợi ích lâu dài
Đăng ngày: 23/11/2022

Áp dụng “Hóa học xanh”: Doanh nghiệp thực thi sớm, lợi ích lâu dài

Theo các chuyên gia, áp dụng “Hóa học xanh” doanh nghiệp thực thi sớm thì lợi ích sẽ lâu dài khi mà thế giới ngày càng yêu cầu các DN sản xuất ít phát thải.

Giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất lĩnh vực công nghiệp có thời hạn 5 năm
Đăng ngày: 07/11/2022

Giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất lĩnh vực công nghiệp có thời hạn 5 năm

Thông tư 17/2022/TT-BCT có nhiều điểm mới, đáng chú ý là bổ sung Giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất lĩnh vực công nghiệp có thời hạn 5 năm.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top