Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách, trong đó có yêu cầu phát triển bền vững ngành hoá chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Cần thiết sửa đổi Luật Hoá chất
Tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) do Cục Hoá chất tổ chức vào ngày 7/3/2024, ông Phùng Mạnh Ngọc – Cục trưởng Cục Hoá chất (Bộ Công Thương), đồng thời là Tổ trưởng Tổ biên tập Luật Hoá chất (sửa đổi) cho biết: Luật Hóa chất được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2008, là sự thể chế hoá, hiện thực và cụ thể hoá một cách nhanh chóng và kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
“Sự ra đời của Luật Hóa chất là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng, tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động hóa chất trên cả nước” – ông Phùng Mạnh Ngọc nhấn mạnh.

                               
                 Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại cuộc họp

Tuy nhiên, so với thời điểm ban hành Luật Hóa chất, hệ thống pháp luật hiện nay đã có nhiều thay đổi, nhiều luật mới được ban hành hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã ký kết gia nhập nhiều Hiệp định Thương mại tự do, tham gia thêm vào một số công ước, điều ước quốc tế mới về quản lý hóa chất. Cùng với quá trình thực thi dài, một số quy định trong Luật Hóa chất đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không còn phù hợp với tình hình thực tế, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.
Như vậy, theo ông Phùng Mạnh Ngọc, sau 15 năm thi hành, việc sửa đổi Luật Hóa chất là cần thiết, nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực hóa chất; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục một số vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành; phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay và các cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia.
Trên cơ sở đó, tại Nghị quyết số 41/2023/UBTVQH15 ngày 18/12/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất bổ sung dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật. Trong đó, Bộ Công Thương được giao chủ trì soạn thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), trình Chính phủ trong tháng 6/2024 và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 8/2024.
Ngay khi có Quyết định phân công nhiệm vụ của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 2/2/2024 về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

                                     
                                   Ông Phùng Mạnh Ngọc - Cục trưởng Cục Hoá chất

 
Xây dựng Luật Hoá chất bao gồm 4 nhóm chính sách
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, dự kiến Ban soạn thảo phải trình Chính phủ hồ sơ dự án Luật trước ngày 10/6. Do đó, để đảm tiến độ, đòi hỏi sự tập trung, tích cực, khẩn trương của cơ quan soạn thảo và Ban soạn thảo, Tổ biên tập.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách:
Thứ nhất: Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Thứ hai, quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời.
Thứ ba, quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn hóa chất.
Được biết, trước đó ngày 29/2, Tổ biên tập đã họp lần thứ nhất để cho ý kiến về hồ sơ dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Tại đây, một số vấn đề được các thành viên tập trung góp ý liên quan đến: Giải thích từ ngữ để phân định phạm vi điều chỉnh của Luật; những vấn đề giao thoa, chồng chéo với các luật có liên quan: Quy định quản lý dự án, huấn luyện an toàn lao động…; quy định về việc áp dụng các nguyên tắc hóa học xanh; vấn đề phân công chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, UBND các cấp trong công tác quản lý hóa chất; các thủ tục hành chính mới phát sinh như sát hạch, cấp chứng chỉ tư vấn hóa chất…; vấn đề quản lý “sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm” hay “hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm”...
Trong cuộc họp hôm nay, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp tục tham gia ý kiến một cách cụ thể, chi tiết nhất có thể để bộ phận thường trực nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Luật.
Bộ Công Thương được giao chủ trì soạn thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), trình Chính phủ trong tháng 6/2024 và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 8/2024.

Nguồn: Báo Công Thương

Tin tức liên quan
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam
Đăng ngày: 18/04/2024

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định số 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoá chất hiểu hơn về thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học
Đăng ngày: 11/04/2024

Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoá chất hiểu hơn về thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học

Ngày 10/4/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Hoá chất tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 của Chính phủ quy định về việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học.

(Tiếp theo) Chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đăng ngày: 05/04/2024

(Tiếp theo) Chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tiếp nối chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, ngày 25-26/3/2024, Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045
Đăng ngày: 02/04/2024

Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045

Dự thảo Chương trình Phát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đặt mục tiêu, năm 2045 đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và các chế phẩm y tế.

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Đăng ngày: 29/03/2024

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho đơn vị tiêu biểu, đã có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo kịp thời lượng Oxy đáp ứng việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

(Tiếp theo) Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đăng ngày: 29/03/2024

(Tiếp theo) Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tiếp nối chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, ngày 21-22/3/2024, Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo tại Thành phố Đà Nẵng.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top