Trong khuôn khổ Đối thoại hóa chất (Chemical Dialogue) thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), các quốc gia APEC đã thống nhất hài hòa ngôn ngữ của nhãn hóa chất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có thể áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế.
Với vai trò là thành viên tích cực của Đối thoại hóa chất (APEC), Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tham gia hoàn thiện hệ thống hài hòa hướng dẫn ghi nhãn hóa chất theo GHS bằng 38 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm 12 ngôn ngữ của các quốc gia APEC (Australia, Chile, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippine, Nga, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam) và 26 ngôn ngữ của toàn bộ các nước Liên minh Châu Âu. Hệ thống hài hòa nhãn hóa chất này được đăng tải tại địa chỉ website của nhóm kỹ thuật GHS thuộc APEC (https://great.osha.gov.tw/ENG/download.aspx?classifyId=3).
Cục Hóa chất thông báo đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất về hệ thống hài hòa nhãn hóa chất nhằm hỗ trợ hoạt động xuất, nhập khẩu trong APEC và Liên minh Châu Âu.
Trong trường hợp cần hỗ trợ kỹ thuật bổ sung, xin liên hệ Phòng Quản lý hóa chất, điện thoại 024.22205136; email: ThangLV@moit.gov.vn.
Trân trọng./.
Chi tiết xem Tại đây
Ngành công nghiệp hóa chất được đánh giá là công nghiệp nền tảng, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 10-11%/ năm.
Luật Hóa chất (sửa đổi) được 442 đại biểu tán thành, thể hiện quyết tâm đổi mới tư duy lập pháp, thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số toàn diện ngành hóa chất.
Cục Hóa chất thông báo về việc có lỗi xảy ra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia từ ngày 02 tháng 6 năm 2025.
Ngành sản xuất phân bón hóa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung phân bón cho sản xuất nông sản và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành, các doanh nghiệp sản xuất phân bón hóa học cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ môi trường, đặc biệt là các sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và khí công nghiệp. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về người, tài sản mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.