Sự cố hoá chất lớn và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Có nhiều giải pháp, kinh nghiệm cho Việt Nam học hỏi trong ứng phó với sự cố hóa chất nhưng mấu chốt vẫn là nâng cao nhận thức và tuân thủ quy định về an toàn.

Tác hại lớn

Năm 2023 đã chứng kiến một số sự cố hoá chất nghiêm trọng trên khắp thế giới, gây ra những tác động lớn đến sức khỏe con người, môi trường và kinh tế. Những sự cố này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của công tác phòng ngừa và quản lý an toàn trong ngành công nghiệp hóa chất.



                                                       Vụ cháy ở kho hóa chất tại Hamburg, Đức. Ảnh: DPA


Tại Đức, tháng 4/2023, đã xảy ra vụ cháy đã xảy ra tại kho hóa chất nằm ở quận Rothenburgsort thuộc thành phố Hamburg. Theo hãng thông tấn DPA của Đức, các cơ quan chức năng thành phố Hamburg đã phải phát lệnh cảnh báo và yêu cầu người dân sinh sống trong quận Rothenburgsort cần đóng tất cả cửa sổ, ngắt hệ thống điều hòa, thông khí trong các tòa nhà và không nên đi ra ngoài đường để tránh bị hít phải khói độc.

Sau đó, các nhân viên an ninh đã được huy động để đưa khoảng 140 người dân sinh sống gần nơi xảy ra hỏa hoạn tới nơi an toàn.

Điển hình của các sự cố hóa chất không thể không nhắc tới, vụ nổ tại nhà máy sản xuất thuốc nổ ở vùng nông thôn Nagpur, bang Maharashtra, miền trung Ấn Độ khiến ít nhất 9 công nhân thiệt mạng và một số người khác bị thương, xảy ra tháng 12/2023.



                        Vụ nổ tại nhà máy sản xuất thuốc nổ ở vùng nông thôn Nagpur, bang Maharashtra, miền trung
                                                         Ấn Độ khiến ít nhất 9 công nhân thiệt mạng


Cũng tại Ấn Độ, ngày 27/12/2023, nhiều người, trong đó có cả trẻ em, đã phải nhập viện sau vụ rò rỉ khí ammonia từ một nhà máy phân bón trên địa bàn thành phố Chennai, bang Tamil Nadu. Truyền thông sở tại đưa tin giới chức đã tiến hành sơ tán hàng trăm người dân trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều người đã phải nhập viện do xuất hiện các triệu chứng khó chịu, nôn, hoa mắt và đau rát mắt.

Dù tình trạng rò rỉ khí đã được kiểm soát nhưng nồng độ ammonia trong không khí và trong nước biển đo được vẫn ở mức cao đáng báo động. Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm bang Tamil Nadu đã lập đội chuyên trách điều tra vụ rò rỉ.

Một trong những vụ rò rỉ nguy hiểm từng xảy ra ở Ấn Độ vào năm 1984 khi hợp chất methyl isocyanate từ Nhà máy Phân bón của Tập đoàn Union Carbide tại bang Madhya Pradesh bị rò rỉ khiến hơn 3.700 người tử vong và khoảng 500.000 người bị ảnh hưởng.

Hay tại Trung Quốc, tháng 1/2023, vụ nổ nhà máy hóa chất đã xảy ra ở huyện Bàn Sơn thuộc tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 30 người khác bị thương. Tới tháng 5/2023 một vụ nổ lớn đã xảy ra tại một nhà máy thuộc Tập đoàn hóa chất Sinochem ở tỉnh Sơn Đông (miền Đông Trung Quốc), khiến 5 người thiệt mạng, 1 người mất tích và 1 người bị thương. Tháng 6/2023, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã kêu gọi tăng cường an toàn trên toàn quốc sau khi một trong những vụ nổ khí gas kinh hoàng nhất trong nhiều năm đã khiến 31 người thiệt mạng ở Tây Bắc nước này.

Có thể thấy, sự cố hóa chất nếu xảy ra tác hại vô cùng lớn, không chỉ về mặt kinh tế, hệ lụy lớn hơn là nguy hại tới sức khỏe con người, môi trường. Việc khắc phục sự cố hóa chất đòi hỏi kinh phí lớn, thời gian dài.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, là chất “xúc tác” cho sản xuất của nhiều ngành công nghiệp khác, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó với sự cố hóa chất là vô cùng cần thiết.

Theo đó, các doanh nghiệp hoá chất cần đầu tư đầy đủ vào các biện pháp an toàn và hệ thống kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn cho nhân viên và môi trường. Việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động và môi trường cũng là điều cần thiết.

Việc xử lý và tiêu hủy chất thải hóa học phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Các doanh nghiệp cần có hệ thống giám sát và kiểm soát chặt chẽ để tránh rò rỉ và ô nhiễm môi trường.

Công nhân và nhân viên trong ngành công nghiệp hóa chất cần được đào tạo về an toàn lao động và quy trình xử lý sự cố hoá chất. Đồng thời, công chúng cần được nâng cao nhận thức về nguy cơ của các sự cố hoá chất, cách ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.



              Nâng cao nhận thức và tuân thủ quy định là điểm quan trọng trong phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất
 

Doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp xảy ra sự cố hoá chất. Điều này bao gồm việc kiểm tra định kỳ, xác định các điểm yếu tiềm ẩn và đảm bảo sẵn sàng cho các biện pháp khắc phục.

Ngoài ra, với sự lan truyền nhanh chóng của các vụ sự cố hoá chất trên toàn cầu, cần thiết phải có sự hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về an toàn hoá chất. Các quốc gia cần hiểu rõ về tiêu chuẩn an toàn và hợp tác để ngăn chặn sự cố hoá chất lan rộng và giảm thiểu tác động của chúng.

Bài học kinh nghiệm và giải pháp ứng phó với các sự cố hóa chất thì có nhiều, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nâng cao nhận thức về an toàn và quản lý trong ngành công nghiệp hóa chất là vô cùng quan trọng. Chỉ thông qua sự hợp tác, đầu tư và tuân thủ các quy định mới có thể đảm bảo an toàn cho con người và môi trường trong tương lai.

Nguồn: Báo Công Thương

Tin tức liên quan
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam
Đăng ngày: 18/04/2024

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định số 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoá chất hiểu hơn về thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học
Đăng ngày: 11/04/2024

Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoá chất hiểu hơn về thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học

Ngày 10/4/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Hoá chất tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 của Chính phủ quy định về việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học.

(Tiếp theo) Chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đăng ngày: 05/04/2024

(Tiếp theo) Chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tiếp nối chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, ngày 25-26/3/2024, Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045
Đăng ngày: 02/04/2024

Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045

Dự thảo Chương trình Phát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đặt mục tiêu, năm 2045 đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và các chế phẩm y tế.

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Đăng ngày: 29/03/2024

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho đơn vị tiêu biểu, đã có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo kịp thời lượng Oxy đáp ứng việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

(Tiếp theo) Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đăng ngày: 29/03/2024

(Tiếp theo) Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tiếp nối chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, ngày 21-22/3/2024, Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo tại Thành phố Đà Nẵng.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top