Theo Cục Hóa chất, ngày 9/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành Nghị định 113 về quản lý hóa chất, Nghị định này thay thế cho Nghị định 26 và Nghị định 108 về quản lý hóa chất. Nghị định 113 gồm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất về: Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
Chia sẻ tại hội thảo ông Lưu Hoàng Ngọc- Phó Cục trưởng Cục Hóa chất cho biết, việc ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP là một bước tiến mới trong quản lý hóa chất, cụ thể trong Nghị định này Bộ Công Thương đã bãi bỏ 46 điều kiện trong sản xuất, lưu trữ, kinh doanh hóa chất, vừa giúp doanh nghiệp thông thoáng hơn trong kinh doanh nhưng cũng giúp cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn, đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất.
“Trong công tác quản lý khai báo hóa chất, Nghị định đã quy định chuyển khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Theo đó Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3500 về việc thành lập Tổ biên tập xấy dựng Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật hóa chất và một số điều của Nghị định 113, Hiện Cục Hóa chất đang tổ chức xin ý kiến của các Bộ, ngành, Sở Công Thương các tỉnh và đặc biệt là ý kiến của doanh nghiệp để hoàn thiện Thông tư này”, ông Lưu Hoàng Ngọc khẳng định.
Điểm mới của Nghị định 113 đã tạo điều kiện thông thoáng hơn cho doanh nghiệp, theo bà Dương Thị Phượng – Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Hoya Glass Dick Việt Nam cho biết, Nghị định 113 đã có tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Cụ thể, mảng nhập khẩu công ty khai báo với Cục Hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, kết quả nhận được Cục Hóa chất gửi thẳng cho doanh nghiệp qua hải quan. Như vậy doanh nghiệp sẽ không mất thời gian nhận kết quả từ Cục Hóa chất rồi phải đưa qua hải quan. Điều này tạo sự đã cắt giảm khâu làm thủ tục, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với quy định mới của Nghị định 113 thì kinh doanh hóa chất nhỏ lẻ được quản lý chặt hơn. Ông Lưu Hoàng Ngọc nêu rõ, chẳng hạn như hộ kinh doanh nhỏ lẻ hóa chất có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện về kho bãi, môi trường. Trong khi đó, thực tế các hộ nhỏ khó có thể tuân thủ khi kinh doanh hóa chất hạn chế, tiền chất tại gia đình như hiện nay mà buộc họ phải có kho chứa, hoặc kinh doanh ở dạng trung gian. “Vì vậy trong Nghị định 113 cũng bổ sung thêm điều kiện để tháo gỡ cho các hộ tư nhân, tức là tạo điều kiện cho họ chỉ cần kinh doanh trung gian thôi, hoặc họ thuê kho bãi ở nơi khác”, ông Ngọc nhấn mạnh.
Ngành công nghiệp hóa chất được đánh giá là công nghiệp nền tảng, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 10-11%/ năm.
Luật Hóa chất (sửa đổi) được 442 đại biểu tán thành, thể hiện quyết tâm đổi mới tư duy lập pháp, thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số toàn diện ngành hóa chất.
Cục Hóa chất thông báo về việc có lỗi xảy ra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia từ ngày 02 tháng 6 năm 2025.
Ngành sản xuất phân bón hóa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung phân bón cho sản xuất nông sản và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành, các doanh nghiệp sản xuất phân bón hóa học cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ môi trường, đặc biệt là các sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và khí công nghiệp. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về người, tài sản mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.