Triển lãm có quy mô trưng bày 5.000m2, 150 gian hàng, với sự tham gia của 115 công ty đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Nga, Đức, New Zeland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc... Nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dược phẩm, thiết bị y tế cũng góp mặt tại triển lãm này.
Sản phẩm trưng bày tại triển lãm gồm: Nguyên liệu, hóa dược phẩm; thiết bị đóng gói, bao bì dược phẩm; thiết bị phòng thí nghiệm; thiết bị chẩn đoán hình ảnh; thiết bị vật lý trị liệu, phẫu thuật chỉnh hình, trang thiết bị vật tư y tế, vật tư tiêu hao; thiết bị xử lý chất thải; thiết bị phòng khám, ấn phẩm y dược học…
Theo Ban tổ chức, đây đều là những sản phẩm, thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới và Việt Nam. Đáng chú ý, 2 khu gian hàng quốc gia đến từ Cộng hoà Liên bang Nga và Hàn Quốc đã giới thiệu các loại máy móc, dược phẩm, đặc biệt là các máy phục vụ trong quá trình tiểu phẫu được áp dụng công nghệ mới nhất.
Bà Ekaterina Aleksandrova - Trưởng đoàn đại diện các doanh nghiệp Nga đánh giá cao thị trường Việt Nam trong nhu cầu khám chữa bệnh phổ thông và nâng cao. Bởi vậy lần này, các doanh nghiệp Nga mang tới một số máy móc thiết bị y tế được áp dụng công nghệ mới nhất và các loại dược phẩm, đồng thời hy vọng sẽ thúc đẩy duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với thị trường Việt Nam.
Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 6/12/2013.
Ngành công nghiệp hóa chất được đánh giá là công nghiệp nền tảng, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 10-11%/ năm.
Luật Hóa chất (sửa đổi) được 442 đại biểu tán thành, thể hiện quyết tâm đổi mới tư duy lập pháp, thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số toàn diện ngành hóa chất.
Cục Hóa chất thông báo về việc có lỗi xảy ra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia từ ngày 02 tháng 6 năm 2025.
Ngành sản xuất phân bón hóa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung phân bón cho sản xuất nông sản và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành, các doanh nghiệp sản xuất phân bón hóa học cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ môi trường, đặc biệt là các sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và khí công nghiệp. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về người, tài sản mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.