Ngày 25/11/2017, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất sẽ có hiệu lực. Nghị định này thay thế cho Nghị định 26 và Nghị định 108 về quản lý hóa chất.
Nhằm triển khai thực hiện Nghị định 113, hôm nay (10/11/2017), tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức “Hội thảo phổ biến Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư hướng dẫn”.
Theo đánh giá của ông Lưu Hoàng Ngọc- Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, việc ban hành Nghị định 113 là một bước tiến mới trong quản lý hóa chất khi Bộ Công Thương bãi bỏ 46 điều kiện sản xuất, lưu trữ, kinh doanh hóa chất, vừa giúp DN thông thoáng hơn trong kinh doanh nhưng cũng giúp cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn, đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh ngành hàng này.
Nghị định không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính mới mà còn bãi bỏ 4 thủ tục hành chính là xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; xác nhận khai báo hóa chất sản xuất; cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn hóa chất; đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm.
Bãi bỏ nhiều rào cản
Trong đó, Nghị định 113 đã bãi bỏ thủ tục “Xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất”. Danh mục hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất quy định tại Phụ lục VII của Nghị định 26/2011/NĐ-CP gồm 1.467 chất và nhóm chất. Hiện nay, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đều phải được cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh xác nhận. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 36 Luật Hóa chất, chủ đầu tư hoạt động hóa chất không phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì đều phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Để đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Hóa chất, Dự thảo Nghị định bỏ Danh mục hóa chất phải xây dựng Biện pháp và quy định tất cả hóa chất nguy hiểm không thuộc Danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch thì đều phải xây dựng Biện pháp.
Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho DN trong việc thực hiện thủ tục hành chính, dự thảo Nghị định bỏ thủ tục xác nhận Biện pháp của cơ quan quản lý nhà nước. Chủ đầu tư tự xây dựng, ban hành Biện pháp và phải xuất trình được khi có yêu cầu. Cơ quan quản lý ngành có trách nhiệm thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bãi bỏ việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn hoá chất. Theo đó, để giảm bớt khó khăn cho DN, dự thảo bãi bỏ quy định cấp giấy chứng nhận an toàn hóa chất.
Dự thảo chỉ quy định khung nội dung huấn luyện, yêu cầu đối với người huấn luyện, thời gian huấn luyện, nguyên tắc kiểm tra. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất chủ động tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất cho lãnh đạo, người quản lý các bộ phận và người lao động có liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất và kiểm tra kết quả huấn luyện và lưu giữ hồ sơ huấn luyện để xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có yêu cầu.
Mặt khác, các thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu; cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu tiền chất công nghiệp, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện/giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất có điều kiện/hạn chế đã được nghiên cứu, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa.
Phát biểu tại hội thảo, đại diện một doanh nghiệp cho biết, trước đây, để thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hóa chất phải mất 3-5 ngày thì nay chỉ còn vài phút, và Cục Hóa chất trả kết quả cho DN trong vài giây. Điều này sẽ vừa giúp doanh nghiệp giảm thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí.
Ngành công nghiệp hóa chất được đánh giá là công nghiệp nền tảng, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 10-11%/ năm.
Luật Hóa chất (sửa đổi) được 442 đại biểu tán thành, thể hiện quyết tâm đổi mới tư duy lập pháp, thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số toàn diện ngành hóa chất.
Cục Hóa chất thông báo về việc có lỗi xảy ra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia từ ngày 02 tháng 6 năm 2025.
Ngành sản xuất phân bón hóa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung phân bón cho sản xuất nông sản và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành, các doanh nghiệp sản xuất phân bón hóa học cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ môi trường, đặc biệt là các sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và khí công nghiệp. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về người, tài sản mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.