Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực hóa chất

Sau khi Luật Hoá chất có hiệu lực, ngày 02 tháng 01 năm 2009, Cục Hóa chất được thành lập theo Quyết định số 01⁄QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước theo quy định pháp luật về hoá chất, đồng thời đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hoá chất. Thống nhất công tác tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất

Theo đó, Cục Hóa chất đã tập trung phát triển đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời tập trung vào việc xây dựng bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoá chất làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về hóa chất, từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực thi chính sách, pháp luật về hóa chất.

Triển khai thực hiện Luật Hóa chất, UBND các tỉnh thành đã tiến hành giao nhiệm vụ quản lý hoạt động hóa chất tại địa phương cho các Sở ngành, địa phương. Trong đó, Sở Công thương là cơ quan chuyên môn đầu mối quản lý nhà nước hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh, trực tiếp quản lý hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp.

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất, UBND các tỉnh thành đã nhanh chóng chỉ đạo Sở Công Thương và các đơn vị, ban ngành liên quan triển khai thực hiện nhiều nội dung của Luật Hóa chất, đồng thời ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, hướng dẫn nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tới các cơ quan, tổ chức và các đối tượng hoạt động hóa chất tại địa phương được phân công quản lý; ban hành các văn bản quản lý hành chính để quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn như: Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh; quy chế phối hợp, trao đổi thông tin quản lý nhà nước giữa các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn tỉnh.

Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có nhiệm vụ nắm bắt thông tin tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn hóa chất; huy động lực lượng tại chỗ thực hiện các biện pháp ứng cứu, sơ tán người, bảo vệ tài sản khi có sự cố hóa chất xảy ra.

Về cơ bản, công tác tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn các tỉnh thành đã đảm bảo tính thống nhất, khách quan và chặt chẽ theo chức năng nhiệm vụ từng ngành, lĩnh vực.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ban ngành có liên quan đã tiến hành sắp xếp nhân sự, phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, thực hiện theo dõi, quản lý hoạt động hóa chất theo sự phân công. Tuy nhiên, nhân lực trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất còn mỏng, hạn chế. Nhiều Sở ngành, UBND huyện, thành phố thiếu cán bộ chuyên môn, kinh nghiệm về công tác quản lý hóa chất, thường là kiêm nhiệm.

Theo số liệu báo cáo từ 58 Sở Công Thương, số lượng lãnh đạo Sở Công Thương được phân công theo dõi chuyên trách về hóa chất còn hạn chế chỉ có 6 Lãnh đạo cấp sở. Số lượng công chức được phân công chuyên trách về quản lý hóa chất là 25 người, công chức được phân công kiêm nhiệm 34 người.

Tăng cường phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật Hóa chất

Để Luật Hóa chất thực sự phát huy hiệu quả, từng bước đi sâu vào đời sống xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý hóa chất tại trung ương và địa phương luôn quan tâm chú trọng và nỗ lực triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật trong lĩnh vực hóa chất cho cộng đồng xã hội và doanh nghiệp.

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực hóa chất đã được triển khai trên diện rộng với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ cộng đồng doanh nghiệp, luật sư, các hiệp hội ngành hàng đến các cơ quan quản lý nhà nước và cả các cán bộ, giảng viên, sinh viên tại trường đại học trong cả nước.

Hình thức tuyên truyền đa dạng gồm giải đáp pháp luật, tổ chức hội thảo, diễn đàn, khóa đào tạo, phát hành nhiều loại ấn phẩm, báo cáo nghiên cứu, tờ rơi… Nội dung tuyên truyền không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn đề cập đến thực tế hoạt động hóa chất, từ đó tạo cơ hội phân tích, tranh luận sâu rộng về nhiều vấn đề bất cập trong quy định của Luật Hóa chất và trong hoạt động thực thi của cơ quan quản lý.

Trong một vài năm trở lại đây, cộng đồng doanh nghiệp đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực hóa chất. Nhiều doanh nghiệp đã có các bộ tài liệu và tập huấn nội bộ để trang bị cho nhân viên kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hóa chất cho nhân viên.

Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực hóa chất của các cơ quan quản lý cũng có thể được phản ánh qua mức độ nhận thức của cộng đồng xã hội và doanh nghiệp. Hiểu biết của doanh nghiệp về Luật Hóa chất không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi hiệu quả pháp luật trong lĩnh vực hóa chất mà còn có ý nghĩa tích cực đối với chính hoạt động hóa chất của doanh nghiệp.

Tạp chí Công Thương
Tin tức liên quan
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam
Đăng ngày: 18/04/2024

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định số 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoá chất hiểu hơn về thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học
Đăng ngày: 11/04/2024

Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoá chất hiểu hơn về thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học

Ngày 10/4/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Hoá chất tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 của Chính phủ quy định về việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học.

(Tiếp theo) Chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đăng ngày: 05/04/2024

(Tiếp theo) Chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tiếp nối chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, ngày 25-26/3/2024, Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045
Đăng ngày: 02/04/2024

Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045

Dự thảo Chương trình Phát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đặt mục tiêu, năm 2045 đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và các chế phẩm y tế.

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Đăng ngày: 29/03/2024

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho đơn vị tiêu biểu, đã có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo kịp thời lượng Oxy đáp ứng việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

(Tiếp theo) Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đăng ngày: 29/03/2024

(Tiếp theo) Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tiếp nối chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, ngày 21-22/3/2024, Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo tại Thành phố Đà Nẵng.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top